Chân chim núi trị đau mình mẩy, cưởng tráng

Chân chim núi – Schefflera petelotii Merr., thuộc họ Nhân sâm – Araliaceae.

Mô tả chân chim núi

  • Cây nhỏ cao 4-5m; nhánh non có lông vàng; thân mang nhiều vết sẹo do cuống lá rụng để lại. Lá kép có 5 lá chét xoan rộng, dài đến 18 (30)cm, rộng 11cm; mép lá ở phía trên có ít răng to, mặt trên vàng bóng, mặt dưới màu vàng xỉn; gân phụ 5-6 cặp; cuống dài 20cm, có rãnh dọc mảnh. Cụm hoa ngọn nhánh, mang nhánh dài 10cm, có lông vàng, cuống tán dài 8-12mm, cuống hoa 4-5mm; nụ hoa nhỏ.
  • Quả nhỏ, hình cầu.
  • Hoa tháng 5-7.

Bộ phận dùng chân chim núi

  • Vỏ và lá – Cortex et Folium Schefflera Petelotii.

Nơi sống và thu hái chân chim núi

Hình ảnh: Chân chim núi trị đau mình mẩy, cưởng tráng

  • Cây mọc hoang ở núi đá, gặp ở những nơi từ Lai Châu tới Ninh Bình.Thường hay mọc xen với Bình vôi, Huyết giác. Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa; cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp chân chim núi

  • Vỏ cây cũng được sử dụng làm thuốc cường tráng và trị đau mình mẩy. Lá dùng bó gẫy xương. Người ta lấy 50-100g lá giã nát, đắp; dùng vỏ cây làm nẹp, băng lại.
Nguồn: https://tanphatvn.net/cay-thuoc-vi-thuoc-viet-nam/chan-chim-nui-tri-dau-minh-may-cuong-trang/
Xem thêm bài viết khác

Y TẾ DỰ PHÒNG - Chung tay vì sức khoẻ cộng đồng


Me

Thành công của một ca phẫu thuật có thể cứu một mạng người nhưng thành công của một chiến lược y tế dự phòng có thể cứu sống nhiều triệu người, và kéo dài tuổi thọ cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của cả một dân tộc.