
Bố mẹ nào cũng mong muốn con của mình lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Để có được điều đó, trẻ cần được chăm sóc toàn diện ở hệ tiêu hóa và não bộ. Hai cơ quan này trong cơ thể có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Hệ tiêu hóa tốt sẽ giúp con thông minh hơn. Trong khi đó não bộ khỏe mạnh giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhuần nhuyễn hơn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này, phần còn lại sẽ không có điều kiện để phát triển tối ưu.
Tác động của hệ tiêu hóa đến não bộ của trẻ
Hai tác động mạnh mẽ nhất của hệ tiêu hóa đến não bộ của trẻ bao gồm:
Sản xuất serotonin giúp trẻ phát triển não bộ
Serotonin là một chất hóa học tự nhiên trong cơ thể đóng vai trò như một hormone dẫn truyền thần kinh có chức năng điều chỉnh nhận thức, chi phối các hoạt động tâm thần, xử lý căng thẳng và quyết định chất lượng giấc ngủ. Não bộ được cung cấp đủ lượng serotonin sẽ tăng tốc độ kết nối các tế bào thần kinh để tiếp nhận và xử lý thông tin. Đây cũng là cơ sở để bé phát triển và hoàn thiện trí não. Ngược lại, sự thiếu hụt serotonin có thể khiến não bé gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về khả năng suy nghĩ và xử lý thông tin.
Có đến 95% hormone serotonin của não do hệ tiêu hóa sản xuất. Điều đó có nghĩa là hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ sản xuất đủ số lượng và chất lượng hormone serotonin để não tiếp nhận và hoạt động.
Hoàn thiện hệ miễn dịch, duy trì và bảo vệ não bộ khỏe mạnh
Mọi bộ phận khác trong cơ thể đều được hệ miễn dịch bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại, trong đó có bộ não. Hệ tiêu hóa chính là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc đào tạo các tế bào miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch được xem là lá chắn đẩy lùi mầm bệnh thì hệ tiêu hóa chính là nơi giúp lá chắn ấy hoàn thiện khả năng hoạt động. Trên thành ruột có vô số hạch bạch huyết (còn gọi là mảng payer). Các mảng payer này được xem là trung tâm huấn luyện để khoảng 80% tế bào miễn dịch toàn cơ thể học cách ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Não bộ và các bộ phận khác rất dễ bị tổn thương do nhiều tác nhân gây hại. Vì thế, xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là “chìa khóa” giúp cơ thể bé củng cố và tăng cường khả năng miễn dịch để bảo vệ não bộ.
Tác động của não bộ đến hệ tiêu hóa của trẻ
Thông qua hệ thần kinh trung ương, não điều khiển hoạt động của phần lớn các bộ phận trong cơ thể. Trong đó có các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Bộ não minh mẫn sẽ đưa ra những “chỉ đạo” sáng suốt để các cơ quan làm việc đúng cách.
Ngược lại, não bộ hoạt động không tốt sẽ phát tín hiệu sai đến hệ thần kinh trung ương. Khi nhận thông tin sai, hệ tiêu hóa của trẻ cũng sẽ hoạt động sai cách. Hậu quả của quy trình sai lệch này là cơ thể trẻ kém hấp thu dưỡng chất, dễ bị bệnh về tiêu hóa.
12 tháng đầu tiên sau khi chào đời, trẻ phải trải qua giai đoạn thích nghi tự nhiên. Lúc này, trẻ dần làm quen với các yếu tố bên ngoài bụng mẹ như tiếng ồn, môi trường, thời tiết, thực phẩm, yếu tố gây bệnh… Giai đoạn này sẽ làm bé căng thẳng đồng thời khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa và thường gặp nhất là táo bón. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng táo bón lâu ngày sẽ khiến trẻ biếng ăn, còi cọc kém hấp thu dưỡng chất.
Mối liên hệ cộng hưởng và sự tác động qua lại giữa hệ tiêu hóa và khả năng phát triển não bộ của bé đòi hỏi bố, mẹ phải biết cách cân bằng cả hai yếu tố này trong quá trình chăm sóc trẻ. Để bé thông minh, con cần hệ tiêu hóa khỏe. Đồng thời, muốn hệ tiêu hóa hoạt động đúng cách, não bộ của bé phải đủ sáng suốt hướng dẫn.
Giúp trẻ phát triển toàn diện cả tiêu hóa và não bộ từ sớm trong những năm đầu tiên
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và trí não phát triển trong năm đầu tiên là nền tảng để con có được sự phát triển tối ưu và toàn diện trong những giai đoạn sau này.
Trong giai đoạn này, thức ăn chính của trẻ là nguồn sữa mẹ. Vì thế, mẹ cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, khẩu phần ăn phong phú và ưu tiên các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột và tâm trạng. Chất dinh dưỡng từ thực phẩm sẽ theo dòng sữa mẹ đi vào cơ thể con. Từ đó, cơ thể con cũng sẽ nhận được những dưỡng chất cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Hãy nhớ rằng chỉ khi mẹ
được bồi bổ đủ dưỡng chất mới có thể cho con dòng sữa đủ dưỡng chất.
Nếu cần thiết phải bổ sung sữa công thức trẻ, mẹ nên ưu tiên chọn những loại sữa vừa đảm bảo cho hệ tiêu hóa con khỏe mạnh, đồng thời cung cấp những dưỡng chất không thể thiếu để đặt nền móng cho trí não phát triển tối ưu.
Để con có hệ tiêu hóa tốt, sữa mẹ chọn cần cung cấp cho con những dưỡng chất sau:
- Chất béo từ dầu hướng dương, dầu dừa hay dầu đậu nành thay vì dầu cọ – thành phần làm phân cứng và gây táo bón ở trẻ khi uống sữa công thức. Căn cứ vào bảng thành phần in trên hộp sữa, mẹ hãy ưu tiên chọn những sản phẩm liệt kê rõ tên loại dầu được sử dụng thay vì chỉ ghi chung chung là “dầu thực vật”.
- Chất xơ prebiotic FOS, Nucleotides và HMO. Nếu chất xơ prebiotic FOS làm tăng thể tích phân, giúp phân mềm hơn để giải quyết vấn đề táo bón cho trẻ, thì Nucleotides giúp giảm tiêu chảy và cùng với HMO – đóng vai trò là “mồi nhử” ngăn chặn các yếu tố gây hại cho đường tiêu hóa xâm nhập vào bên trong, giúp tăng cường sức đề kháng.
Mẹ cũng cần lưu ý thường xuyên theo dõi tình trạng phân của con để kịp thời nhận biết các vấn đề sức khỏe đang diễn ra ở trẻ. Mẹ có thể tham khảo bảng phân tích tình trạng phân của con ở đây.
Phát triển não bộ cho trẻ từ sớm, thậm chí từ giai đoạn mang thai, cũng là nhiệm vụ quan trọng mẹ không thể bỏ lỡ. Những dưỡng chất dưới đây sẽ là “trợ thủ đắc lực” của mẹ:
- DHA: Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định tầm quan trọng của DHA đối với trí não của trẻ. Tuy nhiên, DHA từ sữa và thực phẩm lại là dưỡng chất rất dễ bị oxy hóa. Để tránh hao tổn DHA trước khi cơ thể bé hấp thụ, mẹ hãy ưu tiên chọn sữa có sự hiện diện của các chất chống oxy hóa mạnh.
- Vitamin E tự nhiên: Dưỡng chất này được tìm thấy ở các vùng não có liên quan đến sự phát triển trí nhớ, ngôn ngữ và thị giác của trẻ. Bên cạnh đó, vitamin E tự nhiên là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ DHA khỏi quá trình oxy hóa. Mẹ cũng cần nhớ vitamin E tự nhiên có tính sinh học cao hơn so với dạng tổng hợp. Nhờ vậy, não bộ của trẻ dễ dàng hấp thu hơn so với vitamin E tổng hợp.
- Lutein: Dưỡng chất này chiếm đến 77% lượng carotenoid hình thành cấu trúc não bộ. Carotenoid là dưỡng chất quan trọng quyết định khả năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, nghe và nhìn của trẻ. Ngoài ra, Lutein cũng là chất chống oxy hóa mạnh. Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Pediatric Nutrition Advocate năm 2009, lutein đi cùng với vitamin E tự nhiên giúp giảm 57% nồng độ MDA – một sản phẩm của DHA khi bị oxy hóa.
Như vậy, mẹ đã có thể hiểu được mối liên hệ hai chiều chặt chẽ giữa một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sự phát triển của não bộ diễn ra như thế nào. Một năm đầu đời chính là “giai đoạn vàng” cho mọi cột mốc phát triển sau này của con. Vì thế, việc tích cực bổ sung dưỡng chất vừa chăm sóc cho hệ tiêu hóa, vừa giúp con có đủ những dưỡng chất cần thiết cho não bộ phát huy tối đa để trẻ phát triển toàn diện là điều rất quan trọng. Và đây là giai đoạn trẻ chỉ đi qua một lần trong cuộc đời, mẹ hãy trang bị cho con những điều tuyệt vời nhất, mẹ nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Brain development in children
https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/early-brain-development.html
Ngày truy cập: 18/8/2020
Good digestive system in children
https://kidshealth.org/en/kids/digestive-system.html
Ngày truy cập: 18/8/2020
Good digestive and brain development
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279994/
Ngày truy cập: 18/8/2020
Xem thêm bài viết khác
- BÀI THUỐC TRỊ BỆNH SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU (SỎI THẬN, SỎI NIỆU ĐẠO, SỎI BÀNG QUANG = THẠCH LÂM)
- Cách làm lưỡi bò xào cần tỏi – món ăn gây “thương nhớ” mãi chẳng thể quên
- Luôn dùng bao cao su vẫn có thai – Lỗi tại đây
- Đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần radio mới hiện đại